Lượt truy cập: 2635679
Xây dựng nhà ống phải từ bỏ
quan niệm tận dụng triệt để mặt bằng. Với nhà ống, vấn đề thông thoáng và ánh
sáng phải đưa lên hàng đầu. Việc dành một diện tích phù hợp cho thông gió và
đưa ánh sáng vào nhà, dù phòng ở có bị thu hẹp, là rất cần thiết. Điều này sẽ
tạo ra một không gian sống thoải mái hơn.
Tuy nhiên, thông thường để thuyết phục gia
chủ tốn vài m2 "khoét" giếng trời là việc vô cùng khó. Họ thường
không hiểu rằng chính vài m2 đó mang lại lợi ích cho cả trăm m2 còn lại.
Hầu hết
kiến trúc sư đều phải nhấn mạnh rằng có giếng trời sẽ tạo sự thông thoáng. Dù
thể hiện nhà lệch tầng, lệch hướng cầu thang, tạo những không gian vay mượn...
nếu không có giếng trời thì không khí trong nhà vẫn "hậm hực". Nhiều
nhà tạo hai giếng để mưa rơi tự nhiên hoặc dựng nhà chia thành hai khối để khắc
phục sự buồn tẻ của "cái ống" và tạo không gian thoáng đãng.
Không thể cấm các gia chủ đi
xem hướng. Nhưng đôi khi việc này lại làm khổ các kiến trúc sư. 70% người thiết kế "đụng đầu" với thầy địa lý trong việc bố
trí bếp núc, phòng ngủ, nhà vệ sinh và đặc biệt là cửa. Nhà ống một mặt thoáng
thường không có nhiều sự lựa chọn trong việc bố trí và thay đổi vị trí một số
phần của ngôi nhà.
Ví dụ với một căn nhà có bề ngang chỉ khoảng
3 m2, "thầy" bắt bốn cánh cửa panô choán hết bề ngang sẽ là không khả
thi vì khi đó, tường sẽ mỏng và không đảm bảo về kỹ, mỹ thuật. Có ngôi nhà,
toilet đã để ở nơi rất hợp lý nhưng bị chủ nhà gạt phăng vì "thầy"
nói nếu làm ở đó là vị trí sinh tiền tài, khi dội nước, tiền sẽ chảy đi hết.
Nhà ống thường hẹp chiều
ngang nên phải cắt ngang, cách ly giữa các phòng thành những cái hộp nhỏ chồng
khít lên nhau trông đơn điệu.
Đó là chưa kể sự ngăn cách này không hợp không khí sinh hoạt gia đình Việt
Tạo sự hoà bình với hàng xóm: Điều trước tiên nên làm là nói chuyện và thương lượng với các nhà lân cận trước khi khởi công. Công việc này không bao giờ thừa vì chắc chắn sẽ va chạm trong quá trình xây dựng.
Chủ nhà can thiệp
sâu vào thiết kế: Đây không chỉ là việc riêng trong xây dựng
nhà ống. Sự can thiệp quá sâu của gia chủ có thể dẫn tới nhà không hợp lý vì
khó bao quát tổng thể. Một số chủ nhà khi có bản vẽ bắt đầu thêm bớt, thay đổi
phòng, tận dụng đất... rồi tự họ nhốt mình vào cái hộp kín bưng. Chủ nhà đòi sao chép lại một mặt tiền nhà
đã trông thấy mà quên đi sự kết hợp giữa bên trong và ngoài, dẫn đến sự khập
khiễng. Có nhà nằm ở hướng tây nhưng chủ lại đòi hỏi phải bao toàn bộ mặt tiền
bằng cửa kính.