Renzo Piano

Renzo Piano sinh ra trong một gia đình làm nghề thầu khoán. Cả ông nội, cha, bốn người chú và anh trai của ông đều là chủ thầu. Renzo cũng được chuẩn bị để trở thành một trong số họ, nhưng thay vào đó ông đã chọn kiến trúc.

Ông theo học tại trường Kiến trúc Poitechnic ở Milan. Trong quá trình học tập, ông làm việc dưới sự hướng dẫn của Franco Albini. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1964, Renzo Piano vào làm việc cho công ty của cha ông và từ năm 1965-1970, Renzo làm việc cho văn phòng của Louis I. Kahn ở Philadelphia và ZS. Makowski ở London. Còn một người nữa có tầm ảnh hưởng rất lớn tới Renzo Piano, đó là Pierluigi Nervi. Trong khi đang theo học tại Milan, ông đã cưới Magda Arduino, người con gái mà ông quen biết trong những ngày còn học ở Genoa. Họ có với nhau ba đứa con- 2 con trai và người con thứ ba, cô con gái Lia, hiện nay 25 tuổi và cũng theo nghề kiến trúc.

 

Tác phẩm lớn đầu tiên của Renzo Piano là đồ án khu công nghiệp Pavilion của Itali tại triển lãm Expo’70 ở Osaka năm 1969. Triển lãm đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, trong đó có một kiến trúc sư trẻ người Anh tên Richard Rogers. Hai người đã tìm thấy ở nhau rất nhiều diểm chung. Khi một công ty về kỹ thuật có ý mời họ về làm việc và tham gia vào cuộc thi thiết kế tầm cỡ quốc tế của trung tâm nghệ thuật và văn hóa quốc gia Georges Pompidou, Paris. Họ đã tham gia và chiến thắng.

 

Kết quả là một công trình rộng hàng trăm ngàn mét vuông ra đời, là nơi tập hợp các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, thiết kế công nghiệp và văn học. Trong vòng 2 thập kỷ kể từ khi trung tâm khai trương, đã có 150.000.000 khách tới thăm quan, tương đương 25 000 khách thăm quan mỗi ngày. Đây là một thành công vượt quá mức dự đoán với cả hai kiến trúc sư, người dân Paris và giới truyền thông quốc tế. Cả Rogers và Renzo Piano đều trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.

 

Nét đặc trưng của khu liên hợp sáu tầng này là kỹ thuật xây dựng với các cột, sử dụng rất hiệu quả các màu sắc tươi sáng và các ống trong suốt.

 

Tòa nhà thường được miêu tả như một trung tâm công nghệ cao, nhưng Renzo lại muốn nó mang một ý nghĩa khác. Ông nói: “ Trung tâm này được xây dựng với dụng ý như một cỗ máy mang lại niềm vui của thành phố, một kiệt tác chỉ có thể đến từ cuốn sách của Jules Verne, hay một con tàu không có thật trong một xưởng đóng tàu. Đó là sự khiêu khích gấp đôi: sự thách thức với Viện Hàn Lâm, tuy nhiên nó cũng còn là sự nhái lại các hình ảnh mang tính kỹ thuật của thời đại chúng ta. Nếu chỉ coi nó như một trung tâm công nghệ cao thì là một sự nhầm lẫn rất lớn.”

 

Một trong những điều bất lợi của dự án này, đó là nó đòi hỏi ông phải sống một thời gian dài tại Paris mặc dù ông đã lập gia đình. Thế nhưng, vợ ông lại muốn sống ở Genoa. Chính vì thế họ đã chia tay. Năm 1989, Renzo Piano gặp Emilia Rossato khi cô tới làm việc trong xưởng của ông. Vào năm 1992, họ làm đám cưới dưới sự chủ trì của tổng thống Pháp Jacques Chirac. Họ sống ở Paris và phân chia thời gian làm việc giữa văn phòng ở Paris và ở Genoa. Họ cũng thường xuyên đi khắp nơi trên thế giới để thực hiện những dự án của ông.

 

Sự cộng tác giữa Renzo và Rogers kéo dài được 6 năm; năm 1977, Rogers chuyển văn phòng của mình từ Paris tới London, nơi mà Renzo đã thiết kế một số công trình rất được chú ý.

 

Năm 1995, Renzo được nhờ trùng tu lại trung tâm Georges Pompidou bởi vì sự nổi tiếng của trung tâm đòi hỏi sự mở rộng thư viện, nơi trưng bày và sắp xếp lại các khu công cộng. Công việc trùng tu được tiếp tục tiến hành ngày 31/12/1999, 1 ngày trước ngưỡng thiên niên kỷ mới.

 

Công việc chính của Renzo Piano bao gồm hơn 40 công trình nổi tiếng, như các viện bảo tàng, phòng trưng bày, công viên âm nhạc, các học viện và trung tâm quốc gia, trung tâm thương mại, các cây cầu lớn, xây dựng lại các quảng trường, sân bay,…

 

Một trong những viện bảo tàng được yeeuthichs nhất của ông là bảo tàng De Menil Collection ở Houston, Texas. Đó là vào năm 1982, nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật Dominique de Menil đã thuê Renzo thiết kế một bảo tàng cho bộ sưu tập của bà. Nơi đây tập trung hơn 10.000 tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng và hiện đại. Bảo tàng còn được sử dụng như một trung tâm đào tạo về âm nhạc, văn học, nghệ thuật sân khấu và văn hóa. Bảo tàng nằm trên một bải đất nhỏ và được bao quanh bởi các khu nhà thấp, đây chính là nét đặc trưng của nơi này bởi sự đơn giản, tính linh hoạt với các không gian mở và được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên. Renzo đã thiết kế một mái nhà hết sức đặc biệt với giải pháp tinh tế để lọc ánh sáng qua mái xuống gian trưng bày.

 

Renzo đã so sánh bảo tàng này với trung tâm Pompidou, ông nói: “Một nghịch lý, bảo tàng này với vẻ bình yên tuyệt vời và sự huyền ảo của nó đã vượt xa Trung tâm Pompidou về nét hiện đại. Diện mạo của trung tâm Pompidou chỉ là sự nhái lại. Kỹ thuật được sử dụng cho Menil Collection thậm chí còn tiên tiến hơn.” Phía nửa kia thế giới về phía Bắc, vùng New Caledonia, nơi mà một tuyệt tác nữa của Renzo đã ra đời, đó là trung tâm văn hóa Tjibaou. Ông giải thích rằng dự án này hướng tới những khó khăn trong việc tìm ra con đường để thể hiện những truyền thống của vùng Thái Bình Dương sang ngôn ngữ hiện đại. Quan niệm của ông là một ngôi làng đích thức bao gồm trong đó là 10 cấu trúc với các kích cỡ và chức năng khác nhau. Cái rộng lớn nhất cũng cao ngang với một tòa nhà 9 tầng. Mười cấu trúc này được cơ cầu thành ba ngôi làng: một dành cho việc trưng bày, một dành cho nhân viên hành chính, văn phòng và các nhà sử học; và ngôi làng thứ ba dành cho hoạt động sáng tạo như hội họa, điêu khắc và âm nhạc. Các công trình này có cấu trúc được uốn cong như những túp lều và không cần đến những thanh chống và rầm. Renzo nói thêm: “ Chúng thể hiện mối quan hệ hài với thiên nhiên và là một điển hình cho văn hóa địa phương.”

 

Một trong những dự án mới nhất của ông là thiết kế sân bay quốc tế Osaka, Nhật Bản. Khi đất nước này không có chỗ để xây sân bay, chính quyền đã quyết định xây dựng một hòn đảo nhân tạo ở vịnh. Cảng hàng không Kansai được thiết kế với những đường gợn sóng và các đường đối xứng với sức chứa lên tới 100,000 hành khách mỗi ngày. Đây là công trình lớn nhất mà Renzo từng thiết kế.

 

Vào tháng 1 năm 1995, Kobe phải hứng chịu một trận động đất lớn. Kansai cách tâm chấn một khoảng bằng với Kobe, vì vậy mức độ ảnh hưởng cũng giống nhau. Tuy nhiên, Renzo đã đưa ra thông báo rằng: “Sân bay Kansai không bị hư hại gì thậm chí dù là một mảng kính vỡ.”

Từ năm 1978 đến năm 2000, ông đã nhận được 30 giải thưởng. Giải thưởng  cao quý nhất mà ông nhận được là giải thưởng kiến trúc Pritzker năm 1998 cho thiết kế của Nhà Trắng ở Washington, Mỹ và giải thưởng vì nghệ thuật The Wexner  năm 2001, cũng do Mỹ tổ chức tại trung tâm Wexner Center bang Ohio.

Renzo Piano đã có đóng góp rất lớn trong sự phát triển của Học viện Kiến trúc Hà Lan.

               

                                                      Trung tâm Pompidou

     

                                                              Sân bay Kansai


 

Tin trước

•  

Tin tiếp theo

•  
 


Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:

082 538 6668