Phong thuỷ trong kiến trúc

Thích Duy Lực là một nhà sư đã viết trong cuốn sách “ Vũ trụ quan TK XXI” của ông như sau: “Chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật v.v… đều nhằm chung mục đích là: mong cầu hạnh phúc cho con người.” Cho đến nay, khoa học kĩ thuật đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thực hiện mưu cầu này. Nhưng vì căn bản khoa học chỉ lợi dụng được năng lượng phát ra từ vật chất nên bị thời gian và không gian hạn chế. TK XXI nếu muốn từ hữu hạn tiến tới vô hạn thì ta nên khai thác nguồn năng lượng khác. Đó là nguồn năng lượng phát ra từ phi vật chất.


Những công năng của hệ thống thần kinh biểu hiện qua não bộ. Một cách tổng quan có thể chia thành ba bộ phận: tìm hiểu biết, suy nghĩ biets, ghi nhớ biết. Computer là kết quả của khoa học kĩ thuật khai thác bộ phận ghi nhớ biết, còn hai bộ phận tìm hiểu biết và suy nghĩ biết sẽ được khai thác nhiều trong thế kỉ XXI. Môn phong thủy ra đời theo sự khai thác khả năng suy nghĩ biết và tìm hiểu. Người ta đặt tên là phong thủy nghĩa là gió và nước không phải tìm hiểu năng lượng của gió và nước như một môn khoa học mà là dò tìm nguồn năng lượng phi vật chất lưu chuyền trên mặt địa cầu có tác động đến hạnh phúc của con người theo vết tích hiển hiện như sự quần tụ và vận động của gió và nước. Qua đó thấy được cái bí ẩn của nguồn năng lượng sống – sinh khí có ảnh hưởng đến con người.

Trong vũ trụ luông có hai mặt. Mặt hiển hiện và mặt bí ẩn.Phương Đông luôn tìm hiểu sự kết hợp giữa hai mặt gọi là “Hiển mật viên thông”. Đó là những kinh nghiệm qua hiểu biết linh cảm mà khó chứng minh, như thấy chó và mèo có khả năng gần gụi với hai nguồn năng lượng bí ẩn quy tụ trong nhà. Chó thích nằm gần các nguồn năng lượng âm tính và mèo gần các nguồn năng lượng dương tính. Kahil Gabran có viết: “ Ngôi nhà là con người bạn được phóng đại thành môi trường”. Qua hàng ngàn năm, loài người đã có một bộ phận các nhà khoa học tâm linh. Họ tìm hiểu những giá trị của nguồn năng lượng phi vật chất có tác động đến hạnh phúc của con người. Đó là “ Mật tông”. Ở Tây Tạng người ta gọi đó là Tristan. Ở ta gọi là Mật tông, ở Nhật Bản gọi là Đông mật với những cách thức tìm hiểu qua tương quan giữa cái hiển hiện và cái bí mật. Họ đã thấu hiểu nhiều điều bí mật và tận dụng được nguồn năng lượng phi vật chất này. Chỉ qua kinh nghiệm sống và chứng nghiệm họ thấy rằng trong một môi trường sự quần tụ của nước và hướng gió kết hợp với các phương vị của mặt trời có ảnh hưởng kỳ lạ đến từng người. Nếu như khoa học đã kết luận về địa từ phương Đông có sự nghiên cứu sâu về khí – hay Prana (cách gọi của người Ấn Độ). Nó đi qua người và thông suốt các huyệt đạo. Sức khỏe, hạnh phúc, những cảm giác về ổn định và an bình đều được sinh khí tác động và con người biết luyện khí để tận dụng được nguồn năng lượng này sẽ đem lại nhiều tác dụng. Ăn uống, thể thao, hít thở dưỡng khi là tạo năng lượng cho cơ thể. Còn nguồn năng lượng do mặt trời, mặt trăng mới tác dụng đến mọi sự sống của vũ trụ. Tuệ Tĩnh có viết: “Bế tinh, dưỡng khí tồn thần/ Thanh tâm quả dục, thư chân, luyện hình” Luyện hình là thể dục thể thao mới chỉ là một thư pháp tối giản. Kiến trúc không chỉ nên khai thác các yếu tố: thích dụng, hợp lý, kinh tế, thẩm mỹ mà nên khai thác cả năng lượng phi vật chất. Sư Vạn Hạnh tìm được quy luật nghìn đời cho Thăng Long. Sư Mật Tông làm ra cảnh đẹp chùa Thầy. Tất thảy đã áp dụng tốt khoa học phong thủy vào kiến trúc.

Nếu kiến trúc truyền thống Việt Nam có đầy đủ các giá trị tổ chức không gian phục vụ cuộc sống của con người vừa hợp lí vừa đẹp, thì chúng ta phải thấy rằng, kiến trúc phong thủy đă đóng góp một phần không nhỏ trong thiết kế của các công trình đó.

 

•  Phong thủy phòng khách

•  
 


Hỗ trợ trực tuyến

Hotline:

082 538 6668